DFC Công ty tư vấn luật - Tư vấn, giải quyết tranh chấp ly hôn

Quy định về Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu 2021

Tôi và chồng đã kết hôn với nhau từ năm 2005 và có một bé trai sinh năm 2012. Đến nay vì thường xuyên cãi nhau, không tìm được tiếng nói chung trong cuộc sống nên chúng tôi đã tính tới chuyện ly hôn và tôi sẽ là người nuôi con. Vậy tôi muốn hỏi quy định về cấp dưỡng nuôi con? Mong được luật sư tư vấn.

Xem thêm: Ai là người có quyền nuôi con khi ly thân?

Quy định về Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu 2021
Quy định về Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu 2021

Luật sư tư vấn: Trên cơ sở những thông tin mà Quý khách hàng cung cấp, đội ngũ Luật sư DFC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình xin được giải đáp những thắc mắc của quý khách hàng và cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về Mức cấp dưỡng nuôi con, thông qua bài viết sau:

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn

Căn cứ theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn như sau:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”

Như vậy, với trường hợp của bạn thì nếu cha không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự, mức cấp dưỡng cho con sẽ do cha, mẹ tự thỏa thuận với nhau, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật để giải quyết.

Pháp luật hiện nay không quy định mức cấp dưỡng tối thiểu, tối đa hay mức cấp dưỡng là bao nhiêu là đủ mà pháp luật cụ thể là chỉ quy định chung như sau:

Điều 116. Mức cấp dưỡng

  1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Vậy mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu 2021 là bao nhiêu?

Theo đó pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà số tiền cấp dưỡng sẽ phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và đương nhiên những chi phí này là chi phí hợp lý. Trường hợp nếu người cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi con đưa ra những chứng từ, hóa đơn khống để tăng tiền cấp dưỡng nuôi con nếu xét thấy những chi phí đó không hợp lý thì Tòa sẽ không giải quyết. Ngược lại, trong trường hợp này chồng bạn cũng có thể đưa ra những căn cứ chứng minh những chi phí nào là thực tế và những chi phí nào là không hợp lý thì tòa án sẽ xem xét cụ thể.

Như vậy, mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn hiện hành trước hết là do thỏa thuận giữa hai vợ chồng bạn. Bạn có thể yêu cầu chồng bạn mức cấp dưỡng cho con hợp lý căn cứ vào thu nhập thực tế của chồng bạn trừ đi nhu cầu thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt tối thiểu nhất của chồng bạn hiện nay, cũng như căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của con bạn vì tùy vào từng độ tuổi khác nhau, con của bạn sẽ cần một mức cấp dưỡng phù hợp nhất.

Ngược lại, trong trường hợp hai vợ chồng bạn không thỏa thuận với nhau được mức cấp dưỡng cho con thì bạn hoặc chồng bạn phải chứng minh được các khoản thu nhập của chồng bạn tạo lập được trong một tháng, để từ đó chứng minh được thu nhập của chồng bạn để Tòa án làm căn cứ để đưa ra một mức cấp dưỡng phù hợp nhất cho hai con của bạn.

Về phương thức cấp dưỡng ?

Do các bên thỏa thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn, giải đáp thắc mắc của quý độc giả về vấn đề Cấp dưỡng nuôi con. Nếu Quý đọc giả còn có vấn đề thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật hôn nhân và gia đình 1900.6512 để được tư vấn một cách cụ thể nhất.

L.S Lê Minh Công

Bài viết liên quan:

Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn theo quy định Pháp luật

Không đăng ký kết hôn mà có con thì ai được quyền nuôi con?

Luật sư tư vấn ly hôn, quyền nuôi con, tranh chấp tài sản

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *