Ly hôn đơn phương không có giấy tờ thì phải làm thế nào? Ly hôn không có giấy tờ được không? Phải làm sao khi ly hôn không có giấy đăng ký kết hôn? Muốn ly hôn nhưng chồng giữ hết giấy tờ… luôn là những vấn đề bạn đọc quan tâm nhất khi muốn tiến hành thủ tục ly hôn. Dưới đây, Luật sư DFC tổng hợp tất cả các cách giải quyết khi ly hôn mà không có giấy tờ. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nội dung chính của bài viết
1. Ly hôn cần những giấy tờ gì?
Ly hôn thuận tình cần những giấy tờ gì?
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, cụ thể là tại Khoản 2 Điều 29 thì thuận tình ly hôn cần có những hồ sơ, giấy tờ như sau:
– Đơn xin thuận tình ly hôn (có chữ ký của cả vợ và chồng);
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của vợ và chồng (bản gốc). Trường hợp nếu không giữ hoặc không có Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc thì đến Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi đăng ký kết hôn xin trích lục bản sao;
– Sổ hộ khẩu của gia đình (01 bản sao có dấu chứng thực);
– Giấy khai sinh của con chung (nếu có, 01 bản sao);
– Các giấy tờ liên quan đến công nợ của hai vợ chồng (nếu có). Chẳng hạn, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản sao được công chứng), các giấy tờ cho vay tiền hoặc mượn tiền…
Ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì?
Đơn phương ly hôn cần giấy tờ sau:
- Đơn khởi kiện/ Đơn yêu cầu (Theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Giấy tờ tùy thân của cả hai vợ chồng (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu);
- Giấy khai sinh các con;
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh tài sản chung của cả hai vợ chồng;
- Giấy xác nhận cư trú của vợ nếu chồng khởi kiện đơn phương ly hôn, và ngược lại.
Hồ sơ cần nộp tới tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ/chồng bạn đăng ký hộ khẩu thường trú. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, tòa án sẽ gọi vợ/chồng của bạn lên để hòa giải. Trong trường hợp hòa giải không thành thì tòa sẽ tiến hành thụ lý vụ án và giải quyết yêu cầu ly hôn.
Ly hôn thiếu hồ sơ – Tổng đài miễn phí: 1900.6512
2. Ly hôn không có giấy đăng ký kết hôn
Ly hôn không có giấy kết hôn phải làm sao?
Bản chính Giấy Đăng ký kết hôn sẽ được cấp ngay khi hai vợ chồng đăng ký kết hôn. Còn khi bản chính Giấy đăng ký kết hôn bị mất thì lúc này có thể thực hiện 1 trong 2 thủ tục sau:
Điều kiện cấp lại giấy đăng ký kết hôn bị mất?
Theo quy định Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP vợ chồng là người đã đăng ký kết hôn và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kết hôn nhưng đã bị mất có quyền đăng ký lại. Để đăng ký kết hôn lại phải đáp ứng 3 điều kiện sau đây:
- Nếu trước ngày 01/01/2016 đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nhưng cả sổ hộ tịch và bản chính đều bị mất thì sẽ được đăng ký kết hôn lại
- Người yêu cầu đăng ký lại kết hôn có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại
- Việc đăng ký lại kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ
Cách 1: Xin trích lục lại Giấy đăng ký kết hôn
Thủ tục thực hiện việc xin trích lục lại Giấy đăng ký kết hôn
1. Xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Hai vợ chồng cần chuẩn bị tờ khai theo mẫu và gửi đến UBND cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú để xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
2. Trích lục Giấy Đăng ký kết hôn
Xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
- Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch
- Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Hồ sơ trên được nộp đến UBND nơi trước đây hai bạn đã đăng ký kết hôn hoặc nơi hai bạn có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

Cách 2: Đăng ký lại kết hôn
Trường hợp 2 làm lại giấy đăng ký kết hôn. Hồ sơ gồm:
1. Tờ khai theo mẫu quy định;
2. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn.
Hồ sơ trên được nộp đến UBND cấp xã nơi trước đây hai bạn đã đăng ký kết hôn. Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
Sau khi thực hiện 1 trong 2 thủ tục trên, anh có thể đem những giấy tờ được cấp lại này để thực hiện thủ tục ly hôn như thông thường.
>> Tờ khai xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính?
3. Ly hôn không có sổ hộ khẩu
Ly hôn có cần sổ hộ khẩu không? Thủ tục ly hôn không có sổ hộ khẩu? Khi muốn ly hôn, bắt buộc vợ chồng phải có được bản sao có chứng thực của sổ hộ khẩu gia đình. Nếu hai vợ chồng chưa tiến hành nhập chung khẩu thì phải có bản sao để chứng thực đối sổ hộ khẩu của cả hai người.
Cách 1: Tự thực hiện việc xin xác nhận hộ khẩu
Trong trường hợp ly hôn mà không có sổ hộ khẩu thì vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có thể làm đơn để yêu cầu phía công an phường, xã nơi người cần xin cấp sổ hộ khẩu xác nhận là hiện tại người này đang có hộ khẩu tại địa chỉ đăng ký thường trú. Giấy xác nhận này sẽ được thay thế cho sổ hộ khẩu cần nộp.

Cách 2: Yêu cầu phía Tòa án thu thập thêm thông tin về hộ khẩu
Nếu trong trường hợp mà không thể có được bản sao chứng thực sổ hộ khẩu cũng như không thể xin được xác nhận tại phía cơ quan công an có thẩm quyền thì có thể thực hiện việc yêu cầu Tòa án đi xác minh, thu thập.
Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, các đương sự có quyền:
– Yêu cầu phía cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp các tài liệu, chứng cứ đó cho mình;
– Đề nghị phía Tòa án xác minh, thu thập các tài liệu, chứng cứ về vụ việc mà tự mình không thể thực hiện hoàn thành được;
– Đề nghị phía Tòa án yêu cầu các đương sự khác phải xuất trình các tài liệu, chứng cứ mà họ đang nắm giữ;
– Đề nghị Tòa án thực hiện việc ra quyết định yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ phải thực hiện cung cấp tài liệu, chứng cứ đó…
Kết luận:Như vậy, khi bạn không thể cung cấp được sổ hộ khẩu, thì phía vợ hoặc chồng hoặc vợ, chồng có thể đề nghị cơ quan Tòa án ra quyết định để yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang thực hiện lưu giữ, quản lý sổ hộ khẩu cung cấp các thông tin, xuất trình thông tin về sổ hộ khẩu.
4. Ly hôn không có chứng minh thư của chồng
Không có chứng minh thư của chồng có ly hôn được không?
Trường hợp chồng không cung cấp chứng minh thư bản sao (chứng thực) thì chị có thể trình bày lý do cụ thể với Tòa để đơn khởi kiện của chị được thụ lý, sau đó đề nghị Tòa sau khi thụ lý yêu cầu bị đơn cung cấp, bổ sung chứng cứ hoặc tự mình thu thập và tiến hành giải quyết ly hôn theo thủ tục tố tụng thông thường.
Có thể nhớ lại trước đây mình đã từng chụp lại chứng minh thư của chồng để dùng vào những việc nào hay chưa, tìm lại trong tin nhắn hoặc trong thư viện ảnh để chắc chắn mình đã tìm kỹ nhất có thể.
>> Thủ tục ly hôn khi không biết địa chỉ bị đơn
5. Ly hôn không có giấy khai sinh của con
Giấy khai sinh của con (bản sao): Liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đăng ký khai sinh cho con để xin Trích lục bản sao Giấy khai sinh.

Người yêu cầu trích lục khai sinh nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai cấp bản sao trích lục giấy khai sinh (theo mẫu);
– CMND/CCCD/HC còn thời hạn;
– Văn bản ủy quyền được công chứng/chứng thực + văn bản chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục).
6. Quy trình ly hôn tại tòa án
Thủ tục khởi kiện đơn phương ly hôn được thực hiện như sau:
- Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền;
- Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc Tòa án kiểm tra “xử lý đơn” và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
- Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án;
- Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật tố tụng dân sự;
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành không thay đổi quyết định về việc ly hôn.Nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn. Trong trường hợp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.
7. Dịch vụ ly hôn của công ty DFC

> Liên hệ: Tổng đài tư vấn (miễn phí) 19006512 hoặc gửi câu hỏi về phần liên hệ
>> Mức phí dịch vụ ly hôn DFC: https://lyhondfc.vn/muc-phi-dich-vu-ly-hon/
Liên quan đến vấn đề giấy tờ ly hôn:
1, Vợ/chồng cầm toàn bộ giấy tờ đi nước ngoài, làm sao để ly hôn?
Về việc vợ/chồng cầm toàn bộ hồ sơ đi, không còn để ở Việt Nam nữa thì có thể tiến hành xin cấp lại những giấy tờ này. Khi thực hiện thủ tục, bạn gửi toàn bộ những giấy tờ cần thiết đến TAND cấp tỉnh nơi vợ/chồng bạn thường trú trước khi đi nước ngoài. Lúc này, bạn cần cung cấp địa chỉ ở nước ngoài của vợ cho Toà để khi toà nhận đơn và thụ lý giải quyết thì sẽ tống đạt toàn bộ những giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, thông báo cho người ở nước ngoài được biết.
2, Ly hôn đơn phương vắng mặt chồng hoặc vợ có được không?
Để giải quyết ly hôn thì chồng chị phải có mặt tại phiên lấy lời khai, hòa giải và phiên tòa xét xử sơ thẩm tại Tòa án. Tòa án sẽ giải quyết ly hôn đơn phương nếu đương sự vắng mặt trong các trường hợp sau:
- Vợ, chồng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
- Vợ, chồng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vợ, chồng vắng mặt không thuộc trường hợp sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư DFC về nội dung liên quan đến việc ly hôn không có giấy tờ của bạn. Để được tư vấn cụ thể và giải đáp các vấn đề liên quan, mời bạn đọc liên hệ tới Tổng đài miễn phí 1900.6512 để được các chuyên viên tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn.
Trân trọng!