DFC Công ty tư vấn luật - Tư vấn, giải quyết tranh chấp ly hôn

Ly hôn khi mang thai

Quy định của Pháp Luật như thế nào về việc ly hôn khi mang thai. Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây, Luật sư DFC sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mời bạn gọi đến tổng đài miến phí 1900.6512 để được Luật sư trả lời trực tiếp, nhanh chóng, và chính xác nhất.

>> Bảng phí dịch vụ nhanh và trọn gói

Hỏi: “Tôi năm nay 27 tuổi, đã có vợ được 3 năm nay. Hiện tại, vợ tôi đang mang bầu bé đầu tiên được 5 tháng. Cuộc sống vợ chồng của chúng tôi có nhiều mâu thuẫn xảy ra. Cô ấy luôn ghen tuông vô cớ, kiểm soát tôi mọi lúc mọi nơi làm cuộc sống của tôi trở nên rất gò bó, áp bức. Vợ tôi khi như vậy cũng không vui vẻ gì, cô ấy luôn trong tâm trạng bực tức, khóc lóc. Tình trạng này đã kéo dài được khoảng 2 năm nay. Tôi nhiều lần đã nói chuyện, phân tích, làm tư tưởng cho vợ nhưng tình trạng ấy không bớt mà còn tăng thêm. Vậy nên để giải thoát cho cả hai, tôi quyết định ly hôn. Cho hỏi Luật sư tôi nên làm thế nào”

Ly hôn khi đang mang thai – Tư vấn miễn phí: 1900.6512

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư DFC. Về vấn đề của bạn, Luật sư DFC tư vấn như sau.

1. Pháp luật quy định như thế nào về việc ly hộ khi đang mang thai?

Theo quy định của pháp luật, khi hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có thể thoả thuận để yêu cầu toà án giải quyết việc ly hôn. 

Như vậy, nếu anh chị cảm thấy cuộc hôn nhân của mình gặp phải những vấn đề như vợ chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau hoặc một trong hai có hành vi ngược đãi hành hạ nhau như thường xuyên đánh đạp, có những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín hoặc hai người không chung thuỷ với nhau… thì có cơ sở để Toà giải quyết cho việc ly hôn. 

Trong trường hợp của anh, anh chị hiện nay có nhiều mâu thuẫn, cuộc sống của anh gò bó, tuy nhiên cần phải cân nhắc liệu hôn nhân của anh đã rơi vào tình trạng trầm trọng, không thể kéo dài hay chưa. Liệu rằng hai người còn có thể nói chuyện để cùng nhau tìm ra cách giải quyết vấn đề hay không. Khi thật sự không thể làm gì được nữa thì mới nên suy nghĩ đến việc ly hôn. 

Vấn đề thứ 2 cần quan tâm ở đây chính là việc vợ anh đang mang thai ở tháng thứ 5. Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

“Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”

Như vậy có thể thấy, pháp luật giới hạn trong 3 trường hợp sau thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn: Vợ đang có thai, vợ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Quy định này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Vì khi ly hôn sẽ có rất nhiều những vấn đề liên quan bên cạnh việc chấm dứt quan hệ hôn nhân như tài sản, nuôi con, nợ chung, … và những việc này có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như tinh thần của mẹ và thai nhi. 

Tuy nhiên cũng có thể thấy, Luật chỉ cấm đối với trường hợp chồng yêu cầu ly hôn chứ không cấm ở trường hợp còn lại. Như vậy có thể hiểu, người vợ hoàn toàn có quyền yêu cầu ly hôn khi đang mang bầu.

Việc này đặt ra hai trường hợp có thể ly hôn khi vợ đang mang thai bao gồm:

  • Hai vợ chồng thuận tình ly hôn

  • Vợ là người có yêu cầu đơn phương ly hôn. 

Thủ tục cụ thể đối với mỗi trường hợp trên như sau.

Vợ chồng thuận tình ly hôn khi vợ đang mang bầu

Trong trường hợp này đòi hỏi việc hai vợ chồng phải cùng thoả thuận được với nhau về tất cả những vấn đề sau: quan hệ hôn nhân, con chung (Con do ai trực tiếp nuôi dưỡng, người kia có phải cấp dưỡng hay không, mức cấp dưỡng là bao nhiêu), tài sản chung (hai người có những tài sản chung gì, tỷ lệ phân chia như thế nào) và nợ chung (hai vợ chồng có nợ chung hay không, tỷ lệ thanh toán).

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Đơn xin thuận tình ly hôn

  • CMND bản sao của vợ và chồng

  • Bản sao Giấy khai sinh của con

  • Bản sao sổ hộ khẩu

  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

  • Bản sao các giấy tờ chứng minh tài sản. 

Nộp toàn bộ hồ sơ trên trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến Toà án nhân dân nơi cư trú của vợ/chồng hoặc nơi làm việc. Khi Toà thụ lý hồ sơ sẽ có yêu cầu nộp tạm ứng án phí (300.000 đồng). 

Trường hợp vợ đơn phương yêu cầu ly hôn khi đang mang thai

Hồ sơ cần chuẩn bị 

  • Đơn xin ly hôn đơn phương

  • CMND bản sao của vợ

  • Bản sao Giấy khai sinh của con

  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

  • Bản sao Sổ hộ khẩu

  • Giấy tờ, bằng chứng chứng minh chồng có những hành vi làm cho tình trạng hôn nhân không thể tiếp tục được. 

Trong trường hợp này hồ sơ được gửi đến Toà án nơi chồng cư trú và làm việc. Trong trường hợp Toà án thụ lý hồ sơ, tương tự trường hợp thuận tình ly hôn, tạm ứng án phí trong trường hợp này ngoài 300.000 còn phải đóng phí liên quan đến việc có tranh chấp tài sản theo tỷ lệ (Nếu có tranh chấp về tài sản).

Một vấn đề nữa liên quan đến việc ly hôn khi người mẹ đang có thai. 

Nếu hai vợ chồng đã ly hôn trong thời kỳ vợ đang có thai thì con sinh ra vẫn là con chung của hai vợ chồng, cả hai đều có quyền và nghĩa vụ chăm sóc con. Nếu hai vợ chồng có sự thoả thuận về việc ai là người trực tiếp nuôi con thì con sẽ do người đó nuôi. Nếu không có thoả thuận thì theo quy định của pháp luật, con dưới 36 tháng sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, trông nom, giáo dục thì sẽ giao cho bố hoặc một người khác theo quy định. 

Trên đây là tư vấn của Luật sư DFC về vấn đề ly hôn khi vợ đang có thai. Nếu có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể gọi điện đến tổng đài 1900 6512 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.  

Xem thêm:

Những yếu tố giúp giành được quyền nuôi con

Xác định, phân chia tài sản chung khi ly hôn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *