DFC Công ty tư vấn luật - Tư vấn, giải quyết tranh chấp ly hôn

Giữ được mối quan hệ gia đình sau ly hôn

Theo các chuyên gia hàng đầu thế giới phân tích về mười (10) ảnh hưởng của việc ly hôn đối với trẻ em gồm có: trẻ em thường hay tức giận, giận dữ; trẻ có thể xa lánh cộng đồng xã hội; học tập của trẻ kém đi và tỷ lệ bỏ học cao; trẻ hay lo lắng và có thể trầm cảm; có hành vi hung hăng và tham gia vào các tệ nạn xã hội… Đó là những hệ lụy, tác động rất lớn đến với con trẻ khi có cha mẹ ly hôn.

Chia sẻ cách giữ mối quan hệ gia đình sau ly hôn
Chia sẻ cách giữ mối quan hệ gia đình sau ly hôn – Luật DFC

Thực tế ly hôn ở Việt Nam hiện nay là rất nhiều; giải quyết việc ly hôn  hiện nay không khó, cái khó nhất là duy trì và giữ được mối quan hệ gia đình sau ly hôn. Đây là vấn đề mà có lẽ rất ít các cặp vợ chồng nghĩ và thực hiện được. Duy trì quan hệ gia đình sau ly hôn với mục đích nhằm tránh sự tác động đến tâm lý con trẻ; giúp cho con trẻ không bị thiếu hụt tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc từ các thành viên trong gia đình như bố mẹ, ông bà, anh chị em mà không trực tiếp chăm sóc, nuôi con. Theo các tài liệu nghiên cứu ở nước Mỹ đối với các vợ chồng ly hôn cho thấy:

– Mối quan hệ của con cái với cha mẹ trở nên xấu đi sau khi ly hônSự tan vỡ trong hôn nhân tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, thậm chí so với trẻ em sống trong các gia đình có gia đình nhưng không hạnh phúc.  Cha mẹ đã ly hôn cũng cảnh báo sự giảm đáng kể đối với mối quan hệ của vợ / chồng cũ với con cái của họ, mặc dù sự ly hôn của cha mẹ có xu hướng ảnh hưởng đến mối quan hệ của con cái. Mâu thuẫn, xung đột trong quá trình ly hôn làm tăng khả năng khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.

– Những bà mẹ ly hôn không trực tiếp nuôi con, sẽ ít tình cảm và giao tiếp với con hơn; không có khả năng hỗ trợ về mặt tinh thần cho con của họ hơn. Bà mẹ thường khắt khe kỷ luật với con cái đặc biệt là trong năm đầu tiên sau ly hôn. Còn đối với người cha, nếu không được quyền chăm con, thì sự quan tâm, hỗ trợ tinh thần đến với con sẽ ít đi và có khả năng sẽ xa con nhiều hơn.

– Đối với mối quan hệ với anh chị em ruột, những đứa trẻ ly hôn có nhiều khả năng có mối quan hệ thù với anh chị em của chúng hơn những đứa trẻ trong cùng gia đình. Điều này có thể kéo dài ngay cả khi trưởng thành.

Ly hôn ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ ông bà  cháu. Ông bà thường xuyên không còn coi cháu là cháu của họ, mối liên hệ của cháu với cha ruột của mình, con trai của ông bà giảm dần. Hơn nữa, ông bà ít tiếp xúc với các cháu ở tuổi vị thành niên hơn, ít tham gia vào các hoạt động chia sẻ với chúng hơn, và ít có khả năng tin rằng cháu của họ là một phần quý giá trong cuộc sống của họ. Ông bà ít có khả năng đóng vai trò cố vấn trong cuộc sống của cháu . 

Qua nội dung tài liệu nước ngoài và thực tế ở Việt Nam cho thấy; khi cha mẹ ly hôn, mối quan hệ của các thành viên trong gia đình của bố /mẹ không được nuôi, chăm sóc con giảm đi đáng kể. Sự yêu thương, chăm sóc từ bố mẹ ông bà, anh chị em dành cho con đã bị phai nhạt theo thời gian. Điều đó làm tổn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý, sự phát triển của con trẻ. Sự nghiêm trọng này, có lẽ ít cặp vợ chồng ly hôn ở Việt Nam nhận ra và khắc phục cho bản thân.

Trong quá trình cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết ly hôn, Luật sư DFC nhận thấy, khi vợ chồng ly hôn thường chú trọng đến cuộc sống, sự ổn định của bản thân cha/mẹ và quan tâm nhiều đến cuộc sống, điều kiện vật chất của con nhiều hơn. Tình cảm, mối quan hệ của con với người thân trong gia đình (khi người thân không được nuôi, chăm sóc con) dường như các cha mẹ không quan tâm nhiều. Cha mẹ không chú trọng và không quyết tâm tạo cơ hội, điều kiện tốt nhất để hạn chế khoảng cách giữa con trẻ với ông bà, anh chị em ruột. Cha mẹ chỉ tập trung lựa chọn cho con môi trường sống tốt nhất, gần ông bà người thân của bên mình nhất; người thân của người bên kia không để ý, quan tâm. Cho nên, những trẻ có cha mẹ ly hôn thường không giữ được tình cảm với anh chị em ruột của chúng khi không được ở cùng nhà. Ông bà nội\ngoại không được chúng duy trì, coi trọng như trước khi cha mẹ ly hôn.

 Giải quyết việc ly hôn, vợ chồng có quá nhiều việc phải lo lắng, tính toán như: Vợ chồng phải sắp xếp, tìm kiếm chỗ ăn ở, công việc, thu nhập của mình, chọn môi trường học tập, rèn luyện cho con; các công việc, nghĩa vụ liên quan khác phải thực hiện một mình sau ly hôn. … Vợ, chồng không thể tập trung, suy nghĩ đến duy trì, gìn dữ mối quan hệ gia đình sau ly hôn. Tất nhiên, nguyên nhân vợ/chồng không giữ tình cảm gia đình sau ly hôn có nhiều nguyên nhân.  Cặp vợ chồng do có quá nhiều việc lo lắng ở trên, có cặp vợ thấy chúng không cần thiết nên xem nhẹ bỏ qua, hoặc cũng có vợ/chồng cố tình không muốn. Cho dù là nguyên nhân gì, việc xem nhẹ không quan tâm đến quan hệ tình cảm sau ly hôn là sai lầm nghiêm trọng của vợ chồng. Bởi vì khi ly hôn, những hậu quả của trẻ như chuyên gia phân tích ở trên cha mẹ chưa và không nhìn thấy.

Tóm lại ly hôn là quyền của cha mẹ, cha mẹ có quyền kết thúc cuộc hôn nhân khi cần để lựa chọn cho mình một gia đình mới. Nhưng cha mẹ cũng phái có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo toàn duy trì quan hệ gia đình gốc cho con cái. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, cha mẹ xem nhẹ và bỏ qua mối quan hệ tình thân máu mủ của con với gia đình là sai lầm nghiêm trọng. Các con phải được sống trong cuộc sống mà tình cảm sự yêu thương phải được bảo toàn. Có như vậy sự phát triển lớn lên của trẻ mới cân bằng như những trẻ có đủ cả cha mẹ. Đó là tất cả những thông điệp, những những nội dung định hướng tư vấn của DFC trong quá trình tư vấn ly hôn cho các cặp vợ chồng.  

Làm sao để ly hôn trong nhẹ nhàng bình yên?

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *